Cẩm nang nghề nghiệp

Các loại bảo hiểm bắt buộc bạn cần biết khi đi làm

Tin tức

9

Khi bắt đầu làm việc, người lao động và nhà sử dụng lao động thường đạt được thỏa thuận về các chính sách phúc lợi, bao gồm cả quyền lợi về bảo hiểm. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ về các loại bảo hiểm mà mình sẽ được hưởng khi đi làm chưa? Hãy cùng Green Speed tìm hiểu nhé!

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là một hình thức bảo hiểm mà pháp luật quy định về các điều kiện, mức phí, và số tiền tối thiểu mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ. Khi ký hợp đồng lao động, cả người lao động và công ty đều phải tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc.

Do đó, bạn cần phải nắm về các loại bảo hiểm bắt buộc để đảm bảo quyền lợi của mình, gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. 

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một loại bảo hiểm mà bạn sẽ nhận được một số tiền hàng tháng khi bạn nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hoặc về hưu. Số tiền mà bạn nhận được phụ thuộc vào số tiền bạn đã đóng vào Bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian làm việc.

Sau khi chính thức bắt đầu công việc, bạn sẽ nhận được một sổ Bảo hiểm xã hội duy nhất, và mỗi sổ sẽ có một mã số duy nhất không trùng với bất kỳ ai khác. Mã số này đóng vai trò là định danh của bạn, ghi chép quá trình tham gia các loại bảo hiểm và ghi nhận các chế độ, chính sách bạn sẽ được hưởng suốt đời.

Có 2 loại bảo hiểm xã hội mà bạn cần biết

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đây là loại bảo hiểm xã hội do chính phủ tổ chức và yêu cầu người lao động và doanh nghiệp tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ bảo hiểm như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đây là loại bảo hiểm xã hội do chính phủ tổ chức, trong đó người tham gia có thể lựa chọn phương thức và mức đóng hợp lí tùy thuộc vào thu nhập của bản thân. Chính phủ có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động bao gồm 2 khoản tiền chính

  • Đối với người lao động: 10,5% trên tổng mức lương của họ.
  • Đối với doanh nghiệp: 21,5% trên tổng mức lương của người lao động.

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một loại bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ được bảo hiểm chi trả phí khám bệnh và điều trị khi đến bệnh viện.

Bảo hiểm y tế sẽ chi trả chi phí khám bệnh theo các trường hợp sau:

  1. Khám chữa bệnh đúng tuyến: Bạn khám bệnh tại bệnh viện đã đăng ký khi tham gia bảo hiểm y tế. Bạn sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo tỷ lệ 80%, 95%, hoặc 100% tùy thuộc vào đối tượng khác nhau.
  2. Khám chữa bệnh trái tuyến: Đây là trường hợp khi bạn đăng ký bảo hiểm y tế tại một bệnh viện nhưng sau đó lại khám chữa bệnh tại một bệnh viện khác. Đối với khám chữa bệnh trái tuyến, bảo hiểm y tế sẽ chi trả:​

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

  • 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh.

  • 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc: Người lao động phải đóng 4,5% dựa trên mức lương hàng tháng.

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm mà người lao động được hưởng khi gặp tình trạng thất nghiệp. Khi bạn không có việc , bạn có thể nộp hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp và được trả một khoản tiền hàng tháng. Số tiền trợ cấp này phụ thuộc vào mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng khi bạn đang làm việc.

Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động phải đáp ứng hai điều kiện sau:

  • Kết thúc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp 
  • ã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong ít nhất 12 tháng.

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương x 60%.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và đời sống tài chính của người lao động. Bằng việc tham gia các chế độ bảo hiểm bắt buộc này, bạn sẽ có sự an tâm hơn về tài chính, sức khỏe và khả năng đối phó với những rủi ro trong công việc.

 

Cẩm nang liên quan